Để vận hành một nhà hàng hoặc quán ăn là điều không dễ dàng, đặc biệt là chuỗi nhà hàng quán ăn thì lại càng có nhiều vấn đề cần một người quản lý giỏi giải quyết. Chính vì vậy, để quản lý doanh nghiệp hiệu quả cần những cách thức tối ưu. Cùng tham khảo ngay 05 quy tắc vàng để quản lý chuỗi nhà hàng, quán ăn được những chuyên gia kinh doanh chia sẻ sau đây để tăng nhanh doanh số và tối ưu lợi nhuận.
1. Thấu Hiểu Khách Hàng
Để việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất thì mọi quản lý giỏi đều phải xem khách hàng như thượng đế. Bởi khách hàng chính là người mang tới doanh thu cho nhà hàng, quán ăn của bạn. Muốn trở thành một quản lý giỏi, bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng. Để từ đó thấu hiểu khách hàng muốn gì, cần gì khi tới nhà hàng của bạn.
Chắc chắn với tất cả khách hàng thì chất lượng sản phẩm – dịch vụ – giá cả là ba yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, chất lượng đồ ăn phục vụ các “thượng đế” luôn cần được chú trọng từ những chi tiết nhỏ nhất. Thêm vào đó, dịch vụ cũng cần được nâng cao. Ngoài dịch vụ tiện lợi, nhân viên cần có thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng, không phân biệt đối xứ với tất cả khách hàng. Khi khách hàng phàn nàn hay khiếu nại, cũng cần người quản lý chuỗi nhà hàng phải ứng xử đúng mực, đảm bảo cả quyền lợi cho khách hàng lẫn nhà hàng của mình.
Hơn nữa, một nhà quản lý nhà hàng chuyên nghiệp không thể bỏ qua việc khảo sát ý kiến khách hàng về cửa hàng của mình: từ đồ ăn, dịch vụ cho tới không gian bài trí của nhà hàng … Điều này sẽ giúp nhà hàng bạn nắm được xu hướng, mong muốn của khách hàng. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp nhất.
2. Xây Dựng Thực Đơn Phù Hợp Nhất Với Khách Hàng
Để đáp ứng được các “thượng đế” thì chắc chắn một thực đơn phù hợp với khách hàng là điều nhà quản lý nhà hàng chuyên nghiệp cần phải xây dựng. Trong mùa lạnh và mùa nóng cần có sự thay đổi thực đơn từ nước uống đến các món ăn phù hợp. Đồng thời sử dụng các nguyên liệu phù hợp với vụ mùa, thời tiết để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
Thêm vào đó, người quản lý nhà càng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm tại nhà bếp, trước khi phục vụ tới khách hàng để đảm bảo không có tình trạng sản phẩm kém chất lượng trước, trong khi chế biến.
3. Xây Dựng Đội Ngũ Nhân Viên Chuyên Nghiệp
Để đảm bảo nhà hàng hoạt động hiệu quả không thể không kể đến sự góp sức của đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, các bậc thầy kinh doanh nhà hàng, khách sạn đều cho rằng đào tạo đội ngũ nhân viên là công việc vô cùng quan trọng.
Xây dựng quy trình đào tạo bàn bản: Quản lý chuỗi nhà hàng quán ăn cần phác thảo quy trình đạo tạo cụ thể, với các tài liệu về hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, cần thể hiện rõ cách thức thực hiện. Thêm vào đó, cần có những buổi training hàng tuần hoặc hàng tháng để đào tạo, kiểm tra nhân viên trở nên chuyên nghiệp nhất.
Xây dựng chế độ thưởng, phạt minh bạch: Dù quy mô quán ăn nhỏ hay lớn thì việc thưởng, phạt minh bạch sẽ giúp nhân viên tận tâm và phấn đấu nỗ lực hơn trong công việc.
4. Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp
Người quản lý nhà hàng là người trực tiếp quản lý tài chính của cửa hàng như: theo dõi doanh thu, lợi nhuận hàng ngày, hàng tuần, hàng quý. Việc thiết lập lịch sử kinh doanh doanh nghiệp sẽ giúp bạn nắm rõ chi phí lương, số lượng khách hàng, doanh số dự kiến.
Một quản lý giỏi là người luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Đồng thời cần nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…
5. Áp Dụng Công Nghệ Để Quản Lý Nhà Hàng Hiệu Quả
Nếu như ngày trước, các chủ kinh doanh thường quản lý nhà hàng bằng excel thì các phần mềm quản lý bán hàng hiện nay đang là công cụ giải quyết mọi vấn đề quản lý của các chủ cửa hàng. Điều này khiến cho việc xây dựng hệ thống quản lý nhà hàng không còn là điều khó khăn nữa.
Phần mềm quản lý nhà hàng Relipos với các chức năng cụ thể và chính xác dành riêng cho từng bộ phận, từng quy trình của nhà hàng. Từ bộ phận thu ngân, nhân viên phục vụ, quản lý đến các nghiệp vụ nâng cao như quản lý kho, quản lý công nợ tài chính … tất cả được tích hợp chỉ trong một hệ thống quản lý nhà hàng. Từ đó, giúp bạn tối ưu hóa quy trình quản lý nhà hàng như: quản lý chấm công, quản lý nhân viên, quản lý xuất nhập kho, quản lý tài chính, …
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội kéo theo nhu cầu về dịch vụ nhà hàng ngày càng cao cũng như yêu cầu của khách hàng ngày càng trở nên khắt khe. Chính vì vậy, trở thành một người quản lý giỏi cần có những cách thức quản lý tối ưu và phù hợp để đạt được doanh thu và lợi nhuận tối ưu.