Mô hình nhà hàng ngày một đa dạng do nhu cầu ăn uống, giải trí của con người không ngừng thay đổi. Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau lại đòi hỏi một mô hình riêng biệt, khác nhau cả về phong cách trang trí, xu hướng ẩm thực cho tới quy mô, dịch vụ.
Trong bài viết này, Relipos sẽ điểm nhanh 15+ mô hình nhà hàng phổ biến nhất hiện nay đang hàng ngày phục vụ hàng ngàn khách ghé qua.Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo các mô hình này nhé
Mô hình kinh doanh nhà hàng là gì?
Nhà hàng là một cơ sở chuyên kinh doanh về việc nấu nướng và phục dịch các món ăn và đồ uống cho khách hàng đến mua và chủ yếu dùng ngay ở đó. Ngoài ra nhiều nhà hàng cũng có thêm dịch vụ gói món ăn lại để khách tiện “mang đi” thay vì dùng bữa ngay tại quán. Nhà hàng có ngoại hình đa dạng và đặc thù ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi cộng đồng khác nhau cũng như những dịch vụ ăn uống, hình thức phục vụ, thực đơn, các món ăn, đồ uống… bao gồm một loạt các món ăn của đầu bếp chính (bếp trưởng).
Mô hình kinh doanh nhà hàng là một phương pháp, kế hoạch, với việc sử dụng hình thức kinh doanh món ăn, ẩm thực mang đến thực khách bằng một phương pháp nào đó. Hiện nay kinh doanh nhà hàng có rất nhiều mô hình khác nhau, với sự gia nhập của nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau tạo nên mô hình đa dạng và phong phú.
Mô hình kinh doanh nhà hàng sẽ có những điều sau:
- Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng gồm 2 loại: Sản phẩm do nhà hàng tự chế biến và sản phẩm mua sẵn về để bán cho khách như rượu bia, nước khoáng, bánh kẹo…
- Giờ phục vụ khách thường từ 6 giờ đến 24 giờ, một số nhà hàng phục vụ 24/24 giờ.
- Ở nhà hàng có rất nhiều bộ phận: kinh doanh, dế toán, Marketing, Lễ Tân, Phục Vụ, Bếp,..
- Doanh thu của nhà hàng mang tính thời điểm. Tùy theo mùa, thời tiết khách đến nhà hàng ít hay nhiều do đó việc kinh doanh nhà hàng phụ không ổn định so với các loại hình kinh doanh khác.
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng hiện đại, lạ lẫm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngành dịch vụ ăn uống.
Các mô hình kinh doanh nhà hàng hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng khác nhau, một nhà hàng có thể áp dụng 1 mô hình hoặc nhiều mô hình hoặc cũng có thể đan xen mô hình theo thời gian, sự kiện, chương trình… để tạo nên sự đốc đáo và thu hút khách hàng. Dưới đây là 10 mô hình nhà hàng điển hình tại Việt Nam.
1. Mô hình nhà hàng tự chọn (Buffet)
Kinh doanh nhà hàng Buffet là một đấu trường giữa chủ nhà hàng và khách hàng ham ăn. Trong tiếng Pháp Buffet có nghĩa là tự chọn, hay còn được gọi là tiệc đứng. Khi đến với mô hình kinh doanh nhà hàng này, khách hàng có thể đi lại, đứng hoặc ngồi tùy thích khi ăn uống. So với tiệc ngồi thì Buffet có thể phục vụ cho nhiều người hơn. Đây cũng là mô hình giúp các thực khách giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
Do nhu cầu khác nhau nên sẽ có nhiều nhà hàng Buffet phục vụ bàn, thường thấy nhất là các nhà hàng lẩu, đồ nướng. Không gian ở mô hình này thường được thiết kế vừa phải, ấm cúng và mang nhiều tính chất gia đình, các món ăn ở thường có chất lượng trung bình khá.
Mô hình kinh doanh Buffet là cơ sở kinh doanh về món ăn, đồ uống theo mô hình khách tự phục vụ theo sở thích. Một bữa ăn Buffet sẽ được tính theo suất với giá cố định, không phụ thuộc vào số món, cũng như số phần ăn với một thực đơn đa dạng. Chính vì vậy, loại hình này dễ chiều lòng thực khách hơn.
Mô hình kinh doanh buffet có những ưu điểm gì:
- Kiểm soát chi phí nguyên liệu đầu vào: Các món ăn tại buffet thường xoay quanh những nguyên liệu giá rẻ. Rau và những phần thịt giá rẻ còn được mua với số lượng lớn để có chiết khấu cao nhất.
- Tận dụng nguyên liệu được mùa: Để gia tăng chất lượng thực phẩm, các sản phẩm được mùa luôn được tìm kiếm và sử dụng. Chẳng hạn như rau củ tươi, thịt và hải sản vào mùa thu hoạch, chúng tạo cho khách hàng cảm giác rằng họ vẫn được ăn những “cao lương mỹ vị” nhưng lại bảo toàn được chi phí cho nhà hàng.
- Cắt giảm chi phí nhân sự: Một điểm khác biệt lớn nhất giữa các chuỗi nhà hàng buffet và những đối thủ truyền thống là số lượng nhân viên thấp hơn rõ rệt. Khách hàng tự phục vụ những món ăn mà họ muốn và đầu bếp chỉ cần theo một thực đơn có sẵn. Thậm chí đối với những chuỗi nhà hàng thịt nướng, chi phí nhân sự còn được cắt giảm đáng kể khi chính khách hàng là người sẽ nướng thịt cho mình, và các đầu bếp chỉ cần sơ chế và cắt những phần thịt theo yêu cầu.
- Tăng giá cho các dịch vụ đi kèm: Một phần lợi nhuận đáng kể của các nhà hàng buffet nằm ở VAT, giá thức uống và giá các sản phẩm “không nằm trong set”. Đối với những thực khách đã sẵn sàng bỏ hàng trăm nghìn để tham dự một bữa tiệc buffet, phí VAT 10%, ly nước 40.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ hay một vài món ăn “xa xỉ” với giá 100.000 – 200.000 VNĐ có vẻ không đáng là bao.
- Và bài toán kinh tế “trung bình”: Theo một nghiên cứu gần đây, các chuỗi nhà hàng buffet sẽ giữ chi phí nguyên vật liệu và nhân công mỗi tháng thấp hơn tổng giá vé khoảng 30%. Một bài toán trung bình luôn được đưa ra khi vận hành nhà hàng buffet. Đối với mỗi những thực khách “phàm ăn” có khả năng tiêu thụ gấp vài lần người thường luôn có những người lớn tuổi và trẻ nhỏ để bù trừ.
Một số kinh nghiệm để bạn có thể áp dụng gia tăng lợi nhuận khi kinh doanh nhà hàng Buffet:
- Hạn chế lượng thức ăn mỗi đĩa: Những dĩa sứ to hoặc tô cỡ lớn thường rất ít xuất hiện tại các nhà hàng buffet nhằm giảm lượng thức ăn trên mỗi lần “đi chợ” của khách. Trong một nghiên cứu gần đây, đối với những đồ dùng nhỏ hơn, số lượng đồ ăn trung bình mà khách hàng sẽ lấy trong cả buổi ăn buffet sẽ ít hơn tới 31%. Con số trên còn cao hơn đối với những nhóm đông, khi những người đi ăn nhiều lần sẽ sợ bị bạn bè của mình “đánh giá”.
- Thức uống khổng lồ: Ngoài đóng góp một phần lợi nhuận “đáng gờm” như đã nói ở trên. Nước uống là một trong những chiêu gần như “bắt buộc” khách hàng phải trả thêm tiền, vì không ai có thể ăn thoải mái mà chả có tý nước nào, và chả lẽ mình đã bỏ một khoản tiền đáng kể để đi ăn, mà lại tiếc vài chục nghìn cho một ly nước ư?
- Dầu mỡ, rau củ và tinh bột thống lĩnh: Các món ăn ở buffet thường rất dư dả với số lượng dầu mỡ, rau củ và tinh bột “bao la”, trong khi các phần thức ăn mắc tiền như hải sản, thịt bò hay đồ ngọt được chia ra thành những phần rất nhỏ.
- Bố trí thông minh: Ngoài ra thì cách bố trí thực phẩm và menu cũng là một chiến thuật khá hay của các nhà hàng buffet. Những món đạm mắc tiền như thịt bò và hải sản sẽ được “bao vây” bởi hàng chục các món rau củ rẻ tiền. Các vị khách không chỉ bị “lương tâm” hối thúc lấy thêm một số món rau củ để tốt cho sức khỏe, mà họ còn sợ ánh mắt của những người ăn chung khi “xồng xộc” đi vào chỉ để lấy món ăn mắc tiền nhất. Một số nhà hàng còn thông minh hơn khi bố trí một số nhân viên để “cắt giùm” đối với những món đắt tiền. Việc giao tiếp giữa người với người sẽ tạo nên một rào cản tâm lý, khiến khách hàng ngại yêu cầu một phần ăn lớn hơn, hoặc phải đối mặt với nhân viên đó nhiều lần.
2. Mô hình kinh doanh nhà hàng bình dân (Casual Dining)
Mô hình kinh doanh Casual Dining là một trong những loại hình ẩm thực được yêu nhất hiện nay. Đây là mô hình kinh doanh khá bình dân nhưng vẫn được xem là cao cấp hơn với mô hình Fast Food. Mô hình Casual Dining thường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhưng không kém phần sang chảnh.
Đây là một mô hình nhà hàng cao cấp hơn chuỗi bán đồ ăn nhanh, giá cũng sẽ nhỉnh hơn chút ít. Các nhà hàng này hướng tới sự tiện lợi với bát đĩa, cốc dùng một lần nhưng thực đơn thì vượt trội hơn với hương vị thơm ngon từ các món ăn chế biến bằng nguyên liệu chất lượng cao.
Mô hình nhà hàng bình dân có thiết kế bếp mở, cho phép khách hàng có thể quan sát được quá trình chế biến, nấu nướng thức ăn phục vụ khách hàng.
Về hình thức, mô hình này hầu hết là phục vụ nhóm đối tượng trung lưu. Do đó, chi phí bỏ ra để thưởng thức bữa ăn tại đây ở mức vừa phải, không quá đắt nhưng cũng không quá rẻ. Một số nhà hàng theo mô hình Casual Dining hiện nay như: Luna D’Autumno, Baozi, Thái Express hoặc Al Fresco’s.
Mô hình Casual Dining thường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
3. Mô hình kinh doanh nhà hàng cao cấp phương Tây (Fine Dining)
Khi nhắc tới Fine Dining thì những người am hiểu ẩm thực sẽ nghĩ ngay tới những nhà hàng cao cấp phong cách phương Tây. Những nhà hàng này mang lại trải nghiệm ẩm thực, phục vụ tuyệt vời, không gian sang trọng nhất, đồng thời mức giá cũng rất cao.
Mô hình kinh doanh nhà hàng Fine Dining là hình thức phục vụ ẩm thực cao cấp theo phong cách quý tộc. Không giống như các hình thức kinh doanh nhà hàng thông thường, Fine Dining chỉ phục vụ một số ít thực khách đặt trước. Mô hình này thường hướng đến một trải nghiệm ẩm thực sang trọng với các món ăn chất lượng, bắt mắt.
Không những thế, Fine Dining thường được trang trí xa hoa, với đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp nhằm mục đích là mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Chính vì vậy, giá tại các nhà hàng theo mô hình kiểu này thương khá cao.
Mô hình kinh doanh nhà hàng Fine Dining phục vụ theo phong cách quý tộc
Không giống như các mô hình kinh doanh nhà hàng thông thường khác. Fine Dining chỉ phục vụ một số thực khách ở tầng lớp thượng lưu. Mô hình này mang đến cho thực khách một trải nghiệm về ẩm thực, không gian, dịch vụ hảo hạng bậc nhất.
Đặc điểm của mô hình kinh doanh nhà hàng Fine Dining là:
- Khu vực ăn uống rộng rãi, hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiện nghi.
- Cơ sở kinh doanh thiết kế với các loại kho phù hợp để có thể dự trữ thực phẩm tốt.
- Bếp trưởng cùng đội ngũ nhân viên chế biến, pha chế, phục vụ tay nghề cao, đã được đào tạo và kiểm tra bài bản với những chứng nhận cụ thể.
Fine Dining là kiểu nhà hàng có mức giá cao nhất mà một chủ quá có thể vận hành. Kinh doanh theo mô hình nhà hàng này phải đáp ứng yêu cầu như cách trang trí xa hoa, các món ăn chất lượng, bắt mắt, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp nhằm mục đích mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
4. Mô hình kinh doanh nhà hàng với phong cách nước ngoài (Culture Food)
Đưa nét văn hóa ẩm thực của các quốc gia, vùng miền khác vào nhà hàng của mình là hướng đi mới. Mang tới trải nghiệm về nét ẩm thực, hương vị mới dành cho khách hàng.
Với mỗi quốc gia đều có những hương vị ẩm thực đặc trưng. Ví dụ như ẩm thực Trung Hoa là những món ăn làm từ bột mì như mì sợi, bánh bao (màn thầu), sủi cảo… Hay Nhật Bản là món ăn không sử dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng tới vị tươi ngon, tinh khiết của món ăn.
Nhiều vị khách chưa có dịp đặt chân tới các quốc gia khác để thưởng thức hương vị ấy. Và họ muốn trải nghiệm, thưởng thức tại một nhà hàng ở gần khu vực sinh sống.
Chính vì vậy, cơ hội kinh doanh nhà hàng theo nét văn hóa càng trở nên hấp dẫn.
Một lưu ý nhỏ trong mô hình này, đó là bạn cần chú trọng vào khâu thiết kế. Lựa chọn nét văn hóa nào cho nhà hàng bạn nên thiết kế theo đúng phong cách đó. Tạo nên sự đặc trưng thuần túy mà một nhà hàng cần có và ghi dấu ấn lớn với khách hàng. Bởi khách hàng tới nhà hàng của bạn không chỉ thưởng thức hương vị món ăn mà còn cảm nhận không gian đó.
Chắc chắn rằng, khi bạn ngồi trong không gian đậm nét văn hóa Trung Hoa việc thưởng thức món sủi cảo sẽ hấp dẫn hơn đúng không.
Tính tới thời điểm này, tại Việt Nam đã có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng mà các món họ kinh doanh đến từ rất nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,… Mặc dù có mật độ phủ sóng dày đặc và sắp tới sẽ còn rất nhiều chủ đầu tư mở nhà hàng cũng như mở rộng qui mô kinh doanh của mình, thế nhưng mô hình kinh doanh này vẫn chưa có dấu hiệu bị bão hòa.
5. Mô hình kinh doanh nhà hàng phục vụ tiệc (Banquet Hall)
Đây là mô hình nhà hàng chuyên nhận đặt tiệc theo yêu cầu khách như tiệc cưới, tất niên, gala dinner, hội nghị,… Ngoài thực đơn cố định giống như nhà hàng chọn món, nhà hàng phục vụ tiệc còn có các dịch vụ khác đi kèm như chuẩn bị sân khấu, trang trí theo yêu cầu.
Đây là nhà hàng đầy đủ tiện nghi, không gian rộng rãi, chuyên phục vụ khách hàng với số lượng lớn. Banquet Hall có khi chỉ là một bộ phận của khách sạn lớn, nhưng so với nhà hàng chuyên nghiệp thì mô hình này cũng không có gì khác biệt.
Mô hình này có một đội ngũ đầu bếp phục vụ chuyên nghiệp. Do lượng khách lớn nên món ăn ở những nhà hàng theo mô hình này sẽ được chọn sẵn theo gói và chuẩn bị trước. Các món ăn trong buổi tiệc đa số đều đầy đủ từ khai vị cho đến món tráng miệng. Mỗi bữa tiệc sẽ có tính chất khác nhau nên nhân viên sẽ sắp xếp, set up theo yêu cầu khách hàng sao cho hợp lý nhất.
6. Mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh (Fast Food)
Mô hình kinh doanh Fast Food đã quá quen thuộc trên thế giới hiện nay. Các chuỗi cửa hàng ăn nhanh như Mc Donal, KFC, Burger King,….. Có thể nói đây là mô hình kinh doanh rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại luôn luôn bận rộn.
Mô hình kinh doanh nhà hàng này thu hút khách hàng nhờ tiện lợi, nhanh chóng, giá rẻ. Các nhà hàng đồ ăn nhanh thường định hướng phát triển chuỗi nhà hàng để thực khách có thể mua ở bất cứ đâu.
Dịch vụ của mô hình này được thu hút nhờ vào cách phục vụ nhanh chóng, món ăn chế biến nhanh, dễ đóng gói mang đi, giá thành lại rất rẻ. Chính bởi vậy, mô hình kinh doanh này được phát triển thành chuỗi nhà hàng nhượng quyền.
Thức ăn nhanh được chế biến từ những thực phẩm giàu năng lượng. Đây là một đặc trưng của lối sống công nghiệp hiện đại bận rộn, việc ăn uống cần ít thời gian và công sức như hamburger McDonald’s, gà rán KFC – Kentucky Fried Chicken, khoai tây chiên, bánh pizza, bánh mì sandwich kẹp đồ nguội, hotdog, … Và các loại thức ăn nhanh ít phổ biến hơn, được Việt Nam hóa như cơm trộn, mì trộn, xôi mặn…
Không ai phủ nhận sự ngon lành và tiện lợi mà thức ăn nhanh mang lại. Bằng chứng là các nhà hàng thức ăn nhanh mọc lên ngày càng nhiều và luôn tấp nập dù giá thành không rẻ. Hình ảnh một người vừa đi vừa xách túi thức ăn nhanh hoặc vừa chạy xe vừa ăn rất phổ biến ở các nước phương Tây, còn ở Việt nam thì đa số là thưởng thức tại chỗ ở các nhà hàng máy lạnh mát mẻ. Các bạn trẻ là đối tượng chính của dạng công nghiệp thực phẩm này, và các nguy cơ cho sức khỏe sẽ luôn “rình rập” các “fan cuồng nhiệt” của thức ăn nhanh. Vì vậy, mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh xứng đáng để các bạn đầu tư.
Tuy nhiên, các chủ quán cần cân nhắc trước khi có ý định mở chuỗi nhượng quyền vì có thể chi phí bán đầu cho nhượng quyền sẽ lớn hơn khi mở quán ăn độc lập.
7. Mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu (Franchise)
Đầu tư kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu là cách đơn giản để thu về nguồn lợi nhuận cao. Tất cả các vấn đề như sản phẩm, thương hiệu, thiết kế đã có sẵn, bạn cũng không phải lo lắng về khách hàng, chiến lược kinh doanh hay marketing nhà hàng… Tất cả bạn cần chỉ là một địa điểm tốt và tiền để đầu tư.
Mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu tuy sẽ có một vài brand yêu cầu số vốn đầu tư khá cao tuy nhiên lợi nhuận sau đó thu về chẳng mấy chốc bạn sẽ được hoàn vốn ngay. Ngoài ra thì bạn cũng sẽ luôn nhận được sự chăm sóc từ phía đối tác cung cấp thương hiệu cho bạn vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng về việc có nên đầu tư kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu hay không.
Một số thương hiệu nhương quyền tại Việt Nam có thể kể đến như: Pizza Hut, KFC, Lotteria, King BBQ, Kichi Kichi, Jollibee, Burger King, Subway, Domino’s Pizza, Dairy Queen, Sườn cây, 7 Eleven, Thai Express, McDonald’s, Phở 24, Dookki Việt Nam, Pizza 3 Râu…
8. Mô hình kinh doanh quán ăn, nhà hàng nướng, lẩu nướng tại bàn.
Nhà hàng Lẩu Nướng là loại hình kinh doanh nhà hàng ăn uống, mô hình nhà hàng này chuyên phục vụ các món lẩu và nướng là chủ đạo, cùng với các thiết bị phục vụ, việc kinh doanh nhà hàng lẩu nướng đã tạo ra sực bức phá trong những năm vừa qua, đồng thời cũng được sự quan tâm rất nhiều từ thực khách.
Mô hình kinh doanh nhà hàng lẩu nướng không khói đang rất hấp dẫn như những miếng thịt nướng vàng ruộm thơm lừng thực khách. Và để kinh doanh mô hình này thành công thì việc thiết kế nhà hàng lẩu nướng không khói đẹp, ấn tượng đúng tiêu chuẩn là một trong những yếu tố hàng đầu, góp phần thu hút khách hàng, giúp ông bà chủ đầu tư khẳng định giá trị thương hiệu, tạo sự khác biệt trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
9. Mô hình kinh doanh nhà hàng Snack Bar
Khác với mô hình Restaurant, Snack bar chủ yếu tập trung vào các món đồ uống đa dạng và đồ ăn nhẹ cho khách hàng lân la thư giãn buổi tối. Chính vì thế, quầy pha chế ở đây thường có diện tích lớn và được trang bị dụng cụ cao cấp, cho phép cung cấp đa dạng thức uống thơm ngon, đẹp mắt, say đắm lòng người.
Mô hình kinh doanh theo kiểu Bar, chủ yếu phục vụ về nhu cầu đồ uống và một số món ăn đi kèm mang các đặc trưng:
- Bar rượu (pub) chuyên phục vụ một số loại rượu được các khách hàng ưa chuộng và món ăn phù hợp với đồ uống mà cơ sở kinh doanh cung cấp.
- Bar pha chế (cocktail bar) chuyên pha chế và phục vụ khách hàng các loại cocktail, mocktail và một số đồ khác.
- Bar đêm (night club) là hình thức kinh doanh chuyên phục vụ đồ uống có cồn cho khách hàng vào ban đêm. Chủ yếu là đối tượng khách nước ngoài. Mô hình kinh doanh này được trang bị dàn nhạc, sảnh nhảy. Và kết hợp cùng một số chương trình biểu diễn độc đáo nhằm mục đích hấp dẫn khách qua đêm.
Thay vì chiêu mộ các đầu bếp tay nghề cao, Snack bar tập trung tuyển dụng những bartender dày dặn kinh nghiệm, thậm chí họ còn phải học cách biểu diễn nghệ thuật trong quá trình pha chế để thu hút khách hàng ghé qua.
Thường những nhân viên này được đào tạo thêm nghiệp vụ để có thể trò chuyện khéo léo với khách hàng, trở thành người bầu bạn với những khách hàng đang cảm thấy cô đơn hoặc muốn chia sẻ, tâm sự.
Thậm chí ở nhiều Snack bar còn yêu cầu bartender của mình có khả năng chế biến món ăn nhẹ. Khu vực bar thường không rộng như bếp nên họ cần kiêm nhiệm nhiều chức năng để tiết kiệm không gian quán.
Vì khách hàng đến quán chủ yếu để thưởng thức đồ uống và chill theo điệu nhạc nên hệ thống âm thanh ở đây cần có chất lượng cao, đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Chỉ như vậy mới truyền tải hết cái hay của giai điệu, chạm vào cảm xúc của khách hàng.
Thức uống đa dạng là điểm nhấn của mô hình nhà hàng nhỏ này
Để tạo không gian hiện đại, sôi động, nhiều Snack bar còn trang bị thêm hệ thống ánh sáng nghệ thuật, với đèn led và sân khấu, chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất.
10. Mô Hình kinh doanh nhà hàng trong TTTM
Mô hình kinh doanh nhà hàng, trung tâm thương mại giải trí đòi hỏi bạn cần có rất nhiều kiến thức kết hợp giữa vui chơi, mua sắm, và ăn uống.
- Trung tâm được chia làm nhiều khu vực giải trí riêng biệt.
- Mỗi khu vực có những trò chơi riêng biệt với trang thiết bị và tiện nghi chuyên dụng.
- Hình thức thanh toán trọn gói cho một lần tham gia.
- Trung tâm được xây dựng ở những nơi đông người như xây dựng gần ga, sân bay, các trung tâm du lịch, thương mại lớn.
11. Mô hình kinh doanh Bistro hay Café
Đây là kiểu nhà hàng gọi món tại quầy và tự phục vụ khi đồ ăn ra. Thực đơn ở các nhà hàng này rất đơn giản thường có cà phê, bánh ngọt, bánh sandwich… hay một bữa ăn đơn giản hoàn chỉnh. Hình thức này trên thế giới phổ biến nhất ở Pháp, du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Các quán cà phê, bistro thường mang tới bầu không khí thân mật, ấm cúng, thoải mái, có chỗ ngồi ngoài trời.
Độ sang trọng của mô hình Bistro được đánh giá ở mức trung bình và diện tích để xây dựng cũng không quá lớn. Với quy mô không quá sang chảnh nên loại hình này rất thích hợp với những người bận rộn như dân văn phòng. Cụ thể, mô hình này thường phục vụ các loại đồ uống phổ biến, cơm trưa hoặc các món ăn nhẹ cho bữa tối.
12. Mô hình kinh doanh nhà hàng chay (Vegetarian Restaurant)
Các nghiên cứu khoa học đã nói về lợi ích của việc ăn chất xơ tốt đối với sức khỏe của con người như thế nào ? Ăn nhiều rau củ quả , hạn chế việc ăn thịt giúp cơ thể chúng ta có khả năng sinh sản ra sức đề kháng phòng tránh bệnh.
Chính vì thế nhu cầu ăn chay của mọi người đang ngày càng tăng cao dẫn đến việc cần mở các nhà hàng chay lại càng nhiều. So với các món mặn thì các nguyên liệu chay chủ yếu là rau củ quả tươi nên sẽ dễ tìm kiếm hơn, dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon hơn, giá thành lại tương đối thấp.
Hiện mô hình nhà hàng chay này chưa có sự cạnh tranh khá khốc liệt nên có thể sẽ đem lại nguồn lợi nhuận khủng.
13. Mô hình hinh doanh nhà hàng Café Apritif
Đây là nơi cung cấp các bữa ăn, đồ uống với mức sang trọng trung bình, tức phù hợp với dân văn phòng, thậm chí là sinh viên, khách du lịch. Vì mục đích chính của khách hàng khi tới đây là lấp đầy dạ trống nên món ăn cần đầy đặn, đa dạng, vừa miệng và trình bày gọn gàng.
Vì không gian ở mức trung bình nên nhà đầu tư thường chỉ trang bị mô hình bếp nhà hàng rộng vừa phải, có nhà vệ sinh, điều hòa, nước rửa tay… cho khách sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra hệ thống âm thanh và ánh sáng ở đây cũng không có gì đặc biệt, nếu có chỉ phát các bản nhạc nhẹ cho khách thư giãn trong quá trình ăn uống tại nhà hàng.
Mặc dù không nằm trong mô hình nhà hàng cao cấp, Cafe aperitif vẫn cần những đầu bếp có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm để chế biến đa dạng món ăn thơm ngon cho thực khách. Thậm chí những đầu bếp ở đây còn cần biết pha chế cafe, thức uống tráng miệng, bổ sung lựa chọn cho menu thêm đa dạng.
14. Nhà hàng gia đình (Family style)
Mô hình nhà hàng gia đình thường phục vụ các món ăn kinh điển với mức giá phải chăng. Chủ nhà hàng khi theo đuổi mô hình này có thể lựa chọn bất kỳ phong cách ẩm thực nào như ẩm thực Việt, Trung Hoa hay Mỹ, Mexico,…
Khách hàng dùng bữa tại nhà hàng gia đình thường được phục vụ tận bàn, bữa ăn đa số là giản dị như ăn chính tại nhà với mức giá hợp lý. Tiêu chí của mô hình nhà hàng gia đình chính là không phô trương và tiết kiệm.
Đây là các nhà hàng phục vụ bữa ăn đặt trước, định trước thực đơn món cố định, có giới hạn số lượng về món ăn và phần ăn. Ví dụ như set 5 món, 7 món,… Nhà hàng này thường phục vụ các khách hàng đi theo nhóm như gia đình, bạn bè và khách theo đoàn.
Trên đây là 15 mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất hiện nay, nếu bạn đang tìm cho mình một ý tưởng kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh thì đây là các lựa chọn thông thái đó. Mỗi mô hình sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với nguồn vốn và khu vực địa lý khác nhau. Hãy dựa vào tiềm lực tài chính của mình, sở thích, ý tưởng để có quyết định đúng đắn nhé. Chúc bạn thành công!