Thực tế kinh doanh cho thấy rằng các đơn vị, cửa hàng nếu chỉ kinh doanh bán lẻ sẽ khó có thu về được tài chính tốt. Với cửa hàng đầu tiên, chi phí đầu tư cao khiến cho cửa hàng về cơ bản chưa thu về được nhiều lãi. Có cách nào để khắc phục hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về mô hình quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả trong bài viết này.
1. Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là gì?
Ngày nay, đối với các thương hiệu lớn thì việc mở rộng kinh doanh chuỗi cửa hàng ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê, kinh doanh chuỗi cửa hàng hiện đang là mô hình quản lý cửa hàng không còn quá xa lạ nữa. Tuy nhiên, song song với đó là vấn đề quản lý sao cho hiệu quả.
Vậy quản lý chuỗi cửa hàng là gì? Nó được hiểu là hoạt động vận hành, quản trị hệ thống cửa hàng của doanh nghiệp, gồm nhiều khâu quản lý khác như như quản lý chuỗi cửa hàng, quản lý hàng hóa, quản lý tài chính, quản lý hệ thống nhân viên, khách hàng. Để có thể thực hiện tốt việc này, doanh nghiệp bạn cần tìm giải pháp cũng như mô hình quản lý chuỗi nhà hàng phù hợp.
Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là gì? Có vai trò như thế nào?
2. Mô hình quản lý cửa hàng có những đặc điểm gì?
Nhìn chung, trách nhiệm hàng ngày khi quản lý nhà hàng trong mô hình quản lý cửa hàng bao gồm các đặc điểm sau:
- Thường xuyên xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm để có thể cung cấp dịch vụ tốt, đạt được sự kỳ vọng, hài lòng của khách hàng
- Điều phối mọi hoạt động hàng ngày thông qua giám sát và tổ chức các ca, trả lời các khiếu nại của khách hàng, đánh giá nhân viên và nhà cung cấp…Đồng thời, đào tạo cho nhân viên
- Quản lý hình tượng của cửa hàng, tuân thủ đầy đủ các quy định chung về vệ sinh an toàn. Quảng bá thương hiệu thông qua các sự kiện
- Kiểm soát chi phí hoạt động, tạo báo cáo doanh thu, các biện pháp cắt giảm lãng phí, đề xuất cách tiếp cận.
Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng có nhiều đặc điểm nổi bật
3. Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng gồm những gì?
Tùy theo quy mô cũng như đặc điểm loại hình của cửa hàng để xác định mô hình riêng biệt. Tuy nhiên, thông thường mô hình quản lý bán hàng sẽ bao gồm:
3.1. Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng trong khâu quản lý tài chính
Đây được coi là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, dù là nhỏ lẻ hay quy mô lớn. Tài chính có thể là tiền, cũng có thể là nguyên vật liệu, vật tư, tài sản phát sinh. Thông thường, bài toán người quản lý cần lời giải:
- Tìm nguồn vốn ở đâu? Liệu cửa hàng bao lâu sẽ hòa vốn? Nên tự huy động vốn góp hay đi vay?
- Dòng tiền mặt từ nhập hàng, bán hàng, tài khoản ngân hàng của chuỗi hiện còn tồn đọng bao nhiêu, doanh thu,…
- So sánh lợi nhuận giữa các đơn vị, chi nhánh sau khi đã trừ hết đi các chi phí khác
Việc quản lý tài chính tốt tạo điều kiện giúp các các nhà bán lẻ có thể chủ động trong công tác nhập hàng hóa, đánh giá tình hình cửa hàng, cắt giảm chi phí, quyết định lương. Đồng thời, đưa ra được phân tích, nhận định cho tình hình kinh doanh.
Quản lý tài chính – Một yếu tố cần thiết trong mô hình quản lý chuỗi cửa hàng
»»» Tham khảo thêm thông tin phần mềm quản lý doanh nghiệp tại: https://relipos.com/giai-phap-quan-ly-ban-le-sieu-thi/
3.2. Chi tiết mô hình quản lý chuỗi cửa hàng trong xây dựng nguồn nhân lực
Cho đến nay, ở Việt Nam, vẫn tồn tại không ít các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực. Bởi nhân sự không có tính gắn kết cao và họ thường sẵn sàng ra đi khi có cơ hội tốt hơn đến. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng cần hướng dẫn họ đầy đủ các quy tắc làm việc, giúp cho họ hiểu rõ được vai trò của công việc họ đang làm, những ảnh hưởng đến thương hiệu chung.
Để có thể xây dựng tốt quy trình này, cần nhờ tới các chuyên gia, những người có kinh nghiệm đi trước để có thể tham khảo ý kiến. Đối với công tác xây dựng nguồn nhân lực, cần đào tạo nhân viên cách tư vấn, chăm sóc khách hàng – bí quyết quản lý chuỗi cửa hàng thành công. Đặc biệt, hãy học hỏi cách quản trị nhân sự của người Nhật khi đào tạo nhân viên định kỳ để giúp họ nắm vững được kiến thức và biết cách áp dụng nó vào công việc.
3.3. Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng trong khâu quản lý sản phẩm
Theo nghiên cứu thị trường, các nhà bán lẻ đang chịu thất thoát khoảng từ 7-12% trung bình mỗi tháng vì không kiểm soát kinh doanh tốt. Chính vì vậy, có thể thấy rằng khâu quản lý hàng hóa rất quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ và chuyên nghiệp.
Thông thường, khâu luân chuyển hàng hóa là khâu mất thời gian và tốn kém nhất trong bán lẻ. Muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cần kiểm soát chất lượng sản phẩm và ổn định giá bán, đồng thời đảm bảo nguồn cung đầy đủ. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến tên tuổi, doanh số và chất lượng phục vụ. Ngoài ra, dù dịch vụ có tốt đến đâu mà hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ khiến chất lượng kém cũng khiến khách hàng xa lánh. Vì vậy, nguồn cung hàng cũng cần đảm bảo nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng.
Nguồn sản phẩm là yếu tố cần quan tâm, tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh
3.4. Giữ chân khách hàng
Trong quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, việc quản lý khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, “khách hàng là thượng đế”. Những người “thượng đế” này có hài lòng về cửa hàng và nhân viên của bạn không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào khâu chăm sóc khách hàng đó!
Trên đây là mô hình quản lý chuỗi cửa hàng. Chúc bạn có thể áp dụng vào quản lý chuỗi cửa hàng của mình thành công! Mọi chi tiết tham khảo thêm trên website: Relipos.vn