Mở nhà hàng cần những gì để kinh doanh buôn bán được suôn sẻ? Như bạn đã biết, xu hướng kinh doanh cửa hàng phụ vụ nhu cầu ăn ngoài ngày càng được nhiều người lựa chọn để “khởi nghiệp”, vậy thì để nhanh chóng thu hồi nguồn vốn và mang lại lợi nhuận, bạn cần chuẩn bị những gì khi mở nhà hàng? Cùng tham khảo nhé!
Với sự phát triển vượt bậc như hiện nay, thị trường cạnh tranh khốc liệt, chỉ cần một bước đi sai thôi cũng có thể khiến cửa hàng bạn bị phá sản, thất bại. Vậy mở một cửa hàng cần những gì? Muốn mở nhà hàng thì cần gì? Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hải sản có được không? Mở nhà hàng cần những giấy phép gì?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mở nhà hàng cần những gì? Cần lưu ý gì khi mở hàng?
1. Một số điều cần biết khi mở nhà hàng
Chắc hẳn, đối với những ai đã, đang và sắp có kế hoạch mở nhà hàng hay ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống đều có không ít thắc mắc muốn được giải đáp. Một trong số đó là:
1.1. Mở nhà hàng có cần kinh nghiệm?
Việc mở nhà hàng và quản lý cũng như vận hành tốt là một điều không hề đơn giản, do đó nếu có kinh nghiệm là một lợi thế lớn. Tuy nhiên, đối với những ai có ít hoặc thậm chí là chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng quá lo lắng bởi bạn có thể học hỏi dần dần.
1.2. Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
Để bắt đầu công việc kinh doanh thì vốn là yếu tố thiết yếu, đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Số vốn sẽ phần nào quyết định quy mô của nhà hàng và một số yếu tố khác như: chi phí nguyên vật liệu trang trí, chi phí nhân công, chi phí chi trả cho quảng bá – marketing,…
Nguồn vốn là yếu tố cần thiết khi cân nhắc mở nhà hàng
1.3. Mở nhà hàng cần những gì- Giấy phép kinh doanh
Nhiều người cho rằng đối với việc kinh doanh nhỏ lẻ thì giấy phép là không cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế thì giấy phép cũng như các giấy tờ đảm bảo pháp lý là điều cần thiết khi mở nhà hàng để đảm bảo tính pháp lý cho các hoạt động kinh doanh.
2. Hướng dẫn quy trình mở nhà hàng cho người mới
Mở nhà hàng cần những gì? Mở nhà hàng ăn uống cần những gì?… Dưới đây là hướng dẫn quy trình mở nhà hàng dành cho bạn, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu con đường “start-up”!
2.1. Nghiên cứu, khảo sát thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu, khảo sát thị trường là điều mà nhiều người bỏ qua, dẫn đến thua lỗ và phải đóng cửa. Việc nghiên cứu thị trường có tác dụng giúp nắm bắt nhu cầu trên thị trường và có cái nhìn tổng quát cho phân đoạn thị trường.
Đối với đối tượng khách hàng mục tiêu, tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh mà bạn có thể chia nhỏ theo độ tuổi, thu nhập, giới tính,… để tìm ra phân khúc có thể làm tốt nhất.
Khảo sát kỹ thị trường trước khi gia nhập một ngành nghề kinh doanh nào đó
2.2. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng
Thường thì nếu đã có ý định kinh doanh, bạn cũng đã định hình trong đầu về sơ bộ nhà hàng sẽ theo mô hình nào, phong cách ra sao, mặt hàng sẽ phục vụ khách hàng,…Nếu lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng chung của thị trường thì sẽ thu lại được nhiều lợi nhuận.
2.3. Mở nhà hàng cần những gì – Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng thông thường bao gồm:
- Bộ nhận diện cơ bản: Tên thương hiệu, logo, slogan, logo
- Bộ nhận diện ứng dụng dành cho văn phòng: Đồng phục, thẻ nhân viên, danh thiếp,…
- Bộ nhận diện cho truyền thông: Catalogue, Poster, banner, website, fanpage…
- Bộ nhận diện cho nhà hàng: Menu, khăn trải bàn,.
Có rất nhiều yếu tố bạn cần quan tâm khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
2.4. Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng
Trước hết là chi phí thuê mặt bằng phù hợp tùy thuộc vào việc kinh doanh gì. Ví dụ như nếu là văn phòng, nên tìm mặt bằng gần các tòa nhà văn phòng, hay nơi các vị trí nên trung tâm,…Chú ý đến các đối thủ cạnh tranh để có thể tìm được mô hình kinh doanh phù hợp.
Tiếp đến là yếu tố diện tích và quy mô nhà hàng để đảm bảo thoải mái cho khách hàng, nhân viên. Yếu tố chi phí cũng được tính toán cẩn thận thông qua bảng dự toán chi phí mở cửa hàng để thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Qua đó vừa đỡ tốn thời gian, lại tránh mất nhiều công sức tìm kiếm.
Nếu cửa hàng bạn định kinh doanh cần phải thuê hợp đồng thì hãy xem xét kỹ các yếu tố liên quan đến pháp lý để đảm bảo quyền lợi, tránh rủi ro sau này.
2.5. Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng
Mở nhà hàng cần phải có những phong cách riêng biệt để quyết định lựa chọn các loại nội thất, đồ trang trí phù hợp giúp thu hút thực khách hàng. Đồng thời mang đến không gian đúng như mong muốn.
2.6. Mở nhà hàng cần những gì – Mua sắm đồ dụng, trang thiết bị
Nhà hàng cần đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất bao gồm:
- Các công cụ chế biến: nồi, lò bếp, chảo…
- Các công cụ bảo quản thực phẩm: tủ đá, tủ quầy cho thực phẩm đang dùng, tủ mát trữ lạnh,…
- Các công cụ pha chế: thiết bị pha chế, cốc uống nước,, dụng cụ đo định lượng,…
- Các thiết bị hỗ trợ bán hàng: máy in hóa đơn, máy tính tiền,…
- Các công cụ vệ sinh…
Đương nhiên, đồ dùng, trang thiết bị là yếu tố cần thiết khi mở nhà hàng
2.7. Thiết lập phần mềm quản lý bán hàng
Các phần mềm quản lý ra đời giúp các nhà hàng vận hành hiệu quả hơn, đỡ tốn kém thời gian, công sức mà lại chính xác, không sai sót. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý nhà hàng uy tín chất lượng thì hãy tìm ngay đến Relipos với các tính năng nổi bật như:
- Hệ thống quản lý từ xa mọi lúc mọi nơi, giúp dễ dàng theo dõi mọi hoạt động của nhà hàng ngay cả khi ở một nơi rất xa
- Tăng tốc độ phục vụ bán hàng từ quá trình order, đến việc chuyển thông tin đến nhà bếp, thanh toán rất nhanh chóng, gọn lẹ
- Mọi hoạt động bán hàng đều được ghi lại trên lịch sự giao dịch, giúp tránh các trường hợp gian lận, thất thoát và theo dõi tường tận các giao dịch
- Quản lý dữ liệu của nhân viên cũng như khách hàng
- Quản lý kho nguyên vật liệu
- Nâng cao hiệu quả bán hàng nhờ kết nối với đa dạng các kênh ví điện tử thanh toán cho khách hàng
»»» Tham khảo thêm thông tin phần mềm quản lý nhà hàng tối ưu nhất tại: https://relipos.com/giai-phap-quan-ly-nha-hang-bar-cafe/
Xây dựng thực đơn không đơn giản chỉ là liệt kê ra các món ăn, giá thành mà còn cần thiết kế độc đáo sao cho dễ dàng thu hút và để lại ấn tượng trong lòng khách hàng, đồng thời thể hiện dụng ý của nhà hàng.
Thiết kế bảng Menu sống động cũng là điều cần thiết để tăng độ nhận diện cho nhà hàng
2.9. Tuyển dụng nhân sự
Nhân sự chính là một trong những yếu tố giúp cho nhà hàng bạn có đi đến thành công hay không. Nhân sự gồm: quản lý, nhân viên bếp, phục vụ và thu ngân.
2.10. Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
Mở cửa hàng cần có đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý, giấy phép đúng quy định của pháp luật, địa phương để có thể mở cửa hàng, tránh những rắc rối không đáng có.
2.11. Lên Kế hoạch marketing
Chiến lược marketing hiệu quả giúp nhiều người biết đến nhà hàng hơn, qua đó thu về nhiều lợi nhuận hơn. Trong quá trình quảng bá cho ngày khai trương, có thể tung ra hàng loạt các ưu đãi để thu hút mọi người.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Mở nhà hàng cần những gì”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã nắm được các bước mở cửa hàng hiệu quả, đúng cách!