Dự án ERP được xem là giải pháp hữu hiệu giúp quản lý đa chức năng, qua đó giúp doanh nghiệp có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, phân tích dữ liệu. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng ERP lại không hề dễ triển khai. Vậy erp là gì? Erp system là gì? Hãy cùng tìm hiểu về dự án ERP là gì, ERP có tác dụng gì cho doanh nghiệp nhé!
1. Dự án ERP là gì?
Để biết “Dự án ERP là gì?”, chúng ta sẽ tìm hiểu về ERP trước. ERP là từ viết tắt của “Enterprise Resource Planning”, mang nghĩa là “Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Tại Việt Nam, ERP được hiểu sao cho phù hợp với tình hình, yêu cầu của các doanh nghiệp.
Dự án ERP có thể hiểu là hệ thống phần mềm hay giúp hỗ trợ điều hành và tác nghiệp thông qua kết nối nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp tạo thành một hệ thống. Vậy triển khai erp là gì? Dự án ERP triển khai hệ thống phần mềm giúp công việc quản trị doanh nghiệp trở nên đơn giản, dễ dàng hơn mặc dù không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện dự án ERP.
Dự án ERP là gì? Triển khai dự án ERP có vai trò như thế nào với doanh nghiệp?
2. Dự án ERP giúp các công ty như thế nào?
Sau khi đã tham khảo thông tin dự án ERP là gì, Relipos sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về vai trò của phần mềm ERP trong quản lý doanh nghiệp. ERP ra đời với sứ mệnh và mong muốn cải thiện các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, những thứ này gọi là “fulfillment process”. Đấy cũng là lý giải cho cái tên “phần mềm chống lưng” cho văn phòng của ERP. Sở hữu hệ thống ERP, các doanh nghiệp có thể:
- Gia tăng tốc độ sản xuất: ERP giúp tự động hóa quy trình sản xuất, từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và hoàn thành sản phẩm. Qua đó giúp tăng năng suất, giảm lượng nhân công và lại tiết kiệm thời gian, giảm chi phí.
- Dễ dàng kiểm soát thông tin khách hàng bởi dữ liệu của ERP cho phép mọi người có thể truy cập vào để xem thông tin khách hàng, có thể đổi thông tin cập nhật cho các bộ phận khác nhau. Thậm chí, giám đốc cũng có thể theo dõi lịch sử đơn hàng.
- Kiểm tra, quản lý dự án, đồng thời lên kế hoạch chi tiết, cụ thể và phân bổ nhân lực. Bên cạnh đó, ERP gây ấn tượng với khả năng tự động kiểm tra xem nhân viên nào có thế mạnh nào để phân chia từng tác vụ phù hợp.
- ERP sẽ giúp kiểm tra thông tin tài chính thông qua việc tổng hợp mọi tài liệu liên quan đến tài chính. Qua đó hạn chế tiêu cực mà vẫn đảm bảo hiệu năng của doanh nghiệp. Ngoài ra, ERP còn tạo ra các báo cáo chuẩn quốc tế như IFRS, GAAP, kể cả theo Kế toán Việt Nam.
- Giúp kiểm soát lượng hàng còn tồn trong kho, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao. Qua đó giúp quyết định nhập thêm hay không, đồng thời giúp giảm chi phí phát sinh, số người cần thiết.
- ERP làm gia tăng sự tương tác của công ty hiệu quả, giúp cho hoạt động kinh doanh đồng bộ hơn. Đồng thời, chuẩn hóa hoạt động về nhân sự như theo dõi giờ giấc của công nhân, khối lượng công việc để có thể trả lương cho họ đúng với thực lực hơn hơn.
Triển khi dự án ERP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
»»» Tham khảo thông tin giải pháp quản lý doanh nghiệp: https://relipos.com/giai-phap-quan-ly-ban-le-sieu-thi/
3. Quy trình triển khai dự án ERP
Dưới đây là các bước cơ bản, cần thiết trong quy trình triển khai dự án ERP (sau khi đã hiểu rõ dự án ERP là gì)
3.1. Bước 1: Chuẩn bị dự án ERP
- Xác định mục tiêu cần đạt được là gì?
- Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
- Bám sát theo mục tiêu đã đề ra để thực hiện.
- Thông thường, bên cung cấp giải pháp ERP sẽ tư vấn cho bên bạn cả về nghiệp vụ đặc trưng lẫn quy trình tổng thể cho doanh nghiệp
- Chuẩn bị về mặt tinh thần, tạo sự tin tưởng trong hợp tác với bên cung cấp để việc hợp tác diễn ra thuận lợi.
3.2. Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án ERP
- Xác định phạm vi, nguồn tài nguyên
- Lập bảng liệt kê ra các tiêu chí thành công, rủi ro để đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể, đáp ứng tốt kế hoạch đó
- Thảo luận về mô hình ban đầu, đưa ra các giả thiết khác nhau về những tình huống sử dụng ERP
- Nên có kế hoạch dự án cụ thể mà cả hai bên đều đồng ý.
Lên kế hoạch cụ thể trước khi triển khi dự án ERP
3.3. Bước 3: Phân tích dự án ERP là gì
- Đào tạo nhân viên hiểu biết về các bước trong quy trình triển khai ERP
- Nhân viên sẽ đưa ra những yêu cầu về mặt thiết kế phần mềm ERP
- Cần trải nghiệm cơ bản mô hình chức năng bao gồm có quá trình kinh doanh, dự toán,…
3.4. Bước 4: Thực hiện dự án ERP
- Thiết kế, điều chỉnh hệ thống ERP sao cho phù hợp với đặc thù và yêu cầu riêng của doanh nghiệp
- Thực hiện chi tiết hoạch định đã được đề ra ở bước 1
- Đánh giá hệ thống ERP qua các tình huống khác nhau và chức năng.
Triển khai dự án ERP
3.5. Bước 5: Xác nhận dự án ERP
- Thiết lập hệ thống thí điểm và sử dụng các chức năng để báo cáo kết quả, công việc
- Nên thực hiện kế hoạch triển khai cùng quy trình đào tạo cho nhân viên, hoàn tất với nhóm dự án trước khi triển khai.
3.6. Bước 6: Triển khai hệ thống ERP
- Lên danh sách kiểm tra, đảm bảo tất cả yếu tố đề ra của dự án đều được thực hiện đúng
- Quyết định đào tạo liên tục cho nhân viên để có thể duy trì hệ thống
- Phản hồi chia sẻ thông tin với bên cung cấp
- Bên cạnh việc thực hiện đúng và đầy đủ các bước triển khai dự án, doanh nghiệp bạn cũng cần lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp. Relipos là một trong những nhà cung cấp hệ thống ERP uy tín, chất lượng hàng đầu.
Relipos – Đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm ERP cho doanh nghiệp
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Dự án erp là gì” hay “Hệ thống phần mềm erp là gì?”. Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã hiểu được dự án erp là gì để có thể đưa ra được giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình. Chắc chắn rằng, đầu từ hệ thống ERP sẽ giúp quản lý công ty hiệu quả! Muốn biết rõ hơn về dự án ERP, tham khảo thêm trên website: Relipos.com