Hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems), hiểu một cách đơn giản là một loại giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban. Chính điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức của bạn có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Erp system là gì và ưu điểm của hệ thống này ngay trong bài viết dưới đây.
Tham khảo thông tin Erp system là gì?
1. Erp system là gì?
Các doanh nghiệp khi mới bắt đầu áp dụng hệ thống Erp system đều có chung một câu hỏi: Erp system là gì? Hệ thống quản lý ERP (Enterprise resource planning systems), hiểu một cách đơn giản, là phần mềm giữ vai trò quản lý đa chức năng, hỗ trợ tiện ích cho doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm việc lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán.
Hệ thống quản lý Erp là công cụ trong việc cung cấp thông tin cũng như tích hợp các chức năng quản lý, nhằm nâng cao một cách hiệu quả nhất tất cả hoạt động của quá trình kinh doanh. Hoạt động triển khai Erp tuy tốn kém một khoản chi phí nhưng lại hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau khi giải đáp được băn khoăn Erp system là gì, đại đa số các nhà quản lý đều bày tỏ sự đồng tình với hệ thống quản lý Erp doanh nghiệp. Họ nhận ra tác dụng khả thi mà Erp có thể mang lại cho doanh nghiệp mình như tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng cường doanh thu và lợi nhuận.
ERP System hỗ trợ quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả
2. ERP có tác dụng gì?
Sau khi giải đáp được thắc mắc Erp system là gì, điều các nhà quản lý doanh nghiệp nên quan tâm chính là hiệu quả của hệ thống này với việc điều hành cơ sở kinh doanh của bản thân. Hệ thống quản lý Erp được mệnh danh là “phần mềm chống lưng” cho giới văn phòng, hỗ trợ hiệu quả cho việc xử lí đơn hàng cũng như những thứ liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, xuất hóa đơn…Hãy cùng điểm qua một số hiệu quả của hệ thống quản lý Erp đối với doanh nghiệp.
2.1. Kiểm soát thông tin khách hàng
Hệ thống quản lý Erp sẽ góp phần giúp đội ngũ quản lý doanh nghiệp kiểm soát thông tin khách hàng một cách hiệu quả. Cũng bởi nguồn dữ liệu của ERP chi tiết đến độ mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng. Chính điều này góp phần hỗ trợ hiệu quả cho việc kinh doanh, xây dựng chiến lược quảng cáo nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng cho các công ty, xí nghiệp và cơ quan.
ERP hỗ trợ kiểm soát thông tin khách hàng
2.2. Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Sau khi giải đáp được câu hỏi Erp system là gì, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Erp góp phần hỗ trợ việc tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và nhiều thứ khác.
Việc sử dụng đồng nhất một hệ thống quản lý Erp duy nhất sẽ giúp công ty tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cũng có thể tìm hiểu tất cả mọi thông số của công ty trong một giao diện hợp nhất, tránh tình trạng nhảy từ khu vực này sang khu vực khác chỉ để tìm kiếm vài con số.
2.3. Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án
Hệ thống quản lý ERP hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong khâu kiểm tra và theo dõi tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng hỗ trợ việc lên kế hoạch và phân bổ nhân lực một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án.
Ngoài ra, ERP còn sở hữu chức năng tự động kiểm tra trong cơ sở dữ liệu để đánh giá xem nhân viên nào có thế mạnh hoặc ưu điểm gì. Từ đó, hệ thống quản lý ERP sẽ căn cứ vào năng lực của nhân viên mà phân công hợp lý cho công việc của dự án. Đó cũng là một trong những ưu điểm lớn người quản lý không phải mất nhiều thời gian cho giai đoạn lựa chọn nhân lực triển vọng và phù hợp với dự án này.
ERP kiểm soát chất lượng, kiểm soát dự án
2.4. Kiểm soát tối đa thông tin tài chính
Hệ thống quản lý ERP sẽ giúp tổng hợp hết các dữ liệu thông tin về tài chính cho doanh nghiệp, hạn chế tối đa những đánh giá sai lầm về khả năng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý ERP cũng hỗ trợ cho việc quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ hiệu quả cho bộ phận kế toán, góp phần tạo ra các bản báo cáo tài chính theo những chuẩn quốc tế như IFRS, GAAP, và đương nhiên là cả tiêu chuẩn Kế toán của Việt Nam.
2.5. Kiểm soát chính xác hàng hóa tồn kho
Nếu doanh nghiệp của bạn có kho hàng, phần mềm quản lý ERP còn giúp hỗ trợ việc kiểm soát số lượng hàng hóa, xác định vị trí hàng hóa nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao trong kho hàng.
Chính hiệu quả của việc kiểm tra cụ thể này sẽ giúp cho công ty hoặc doanh nghiệp của chúng ta tiết kiệm nguồn kinh phí, tận dụng triệt để nguồn vật liệu mà họ chứa trong kho, hạn chế tối đa chi phí tăng cường nhập thêm nguyên liệu. Chính điều này giúp giảm chi phí sản xuất, phân công hợp lý số người cần thiết, tăng nhanh tốc độ làm việc, góp phần mang đến lợi nhuận cao cho công ty hoặc doanh nghiệp của bạn.
Hệ thống ERP hỗ trợ kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả
2.6. Chính xác hóa những hoạt động về nhân sự
Nhờ có giải pháp ERP mà bộ phận nhân sự có thể theo dõi sát sao việc tuân thủ kỷ luật cơ quan như giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc từng nhân viên đã làm…Đó cũng là một trong những căn cứ cho việc chấm công, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ hoặc lớn, sở hữu đội ngũ nhân viên làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau.
Ở chiều hướng tích cực khác, đội ngũ nhân viên cũng sẽ vui và tích cực hơn với công việc vì với hệ thống quản lý ERP, công ty có thể trả lương cho họ đúng công việc và thời gian hơn.
»»» Tham khảo thêm thông tin về phần mềm quản lý chất lượng nhất tại: https://relipos.com/giai-phap-quan-ly-ban-le-sieu-thi/
2.7. Giao tiếp đơn giản, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty
Hệ thống quản lý ERP không chỉ hỗ trợ việc tăng lợi nhuận cho công ty mà còn giúp cho sự tương tác của các nhân viên trong công ty diễn ra nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Thông qua một thao tác nhỏ của hệ thống, các nhân trong công ty hoàn toàn có thể giao tiếp, trao đổi công việc với nhau nhanh chóng. Chính hoạt động kịp thời, nhanh chóng cập nhật thông tin lẫn nhau sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên đồng bộ và hiệu quả hơn.
Hệ thống ERP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Thông qua bài viết của chúng tôi, chắc các bạn đã có những giải đáp nhất định cho băn khoăn Erp system là gì cùng những hiệu quả tích cực mà hệ thống quản lý này mang đến cho doanh nghiệp của bạn. Hãy nhanh chóng lựa chọn hệ thống Erp system cho doanh nghiệp của mình, bạn nhé. Chi tiết tham khảo thêm trên website: Relipos.com.